Thông tin ba công khai

Trang chủ Giới thiệu Thông tin ba công khai

Sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non qua các giai đoạn

16/09/2023
362
Sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non là quá trình hình thành các kỹ năng tư duy, kiến thức, kinh nghiệm và ý thức về thế giới xung quanh của trẻ. Quá trình này được chia thành các giai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm riêng và đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền tảng nhận thức của trẻ. Để nắm được sự phát triển kỹ năng nhận thức của trẻ mầm non qua các giai đoạn cũng như các các phát triển nhận thức cho trẻ em, ba mẹ hãy cùng hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây!
Sự phát triển nhận thức của trẻ giai đoạn từ 1 - 2 tuổi

Quá trình phát triển nhận thức cho trẻ mầm non theo lứa tuổi cụ thể

Phát triển nhận thức của trẻ em giai đoạn từ 3 tháng – 12 tháng tuổi

Ngay từ khi sinh ra, trẻ đã nhận thức được môi trường xung quanh qua các giác quan và muốn khám phá chúng. Trẻ đang ở giai đoạn cảm giác vận động trong mô hình đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ em, trẻ sở hữu hệ thống cảm giác chức năng: thị giác, thính giác, khứu giác và xúc giác khá trưởng thành. Trẻ bắt đầu nhận biết những người quen thuộc, tìm hiểu về âm thanh, hình dạng, màu sắc và vị giác.Tuy nhiên, trẻ sơ sinh thiếu kiến ​​thức tri giác, vốn phải có được thông qua trải nghiệm với thế giới xung quanh.

Ngoài ra, ở độ tuổi này, trẻ thường ít khóc và cười nhiều hơn. Khi bé khóc, có thể là do bé sợ ba mẹ sẽ đi mất. Các con sẽ nhận ra là ba mẹ đã ra khỏi phòng, nhưng lại chưa hiểu được rằng cha mẹ sẽ quay lại! Điều này khiến cho con cảm thấy rất sợ hãi. Con có thể cảm thấy hoàn toàn bất lực. 

Bên cạnh đó ở giai đoạn nay, trẻ sẽ bắt đầu tập đi, tập nói bập bẹ. Ba mẹ có thể để ý đến con có bị chậm phát triển hay không thông qua một số dấu hiệu sau: 

  • Không cười hoặc không khóc
  • Không đáp ứng lại âm thanh hoặc tiếng nói
  • Không quan tâm đến những người khác hoặc không tìm kiếm sự tiếp xúc với họ
  • Không giữ đầu chắc chắn hoặc có khó khăn trong việc đảo ngược
  • Không có tư thế ngồi hoặc ngồi chậm hơn so với trẻ cùng tuổi
  • Không thể đưa tay vào miệng hoặc không có hành động như vậy
  • Không có sự phát triển ngôn ngữ, chẳng hạn như không cười, không bắt chước, không nói chuyện hoặc không có sự phát triển từ ngữ.
Sự phát triển nhận thức của trẻ giai đoạn từ 3 tháng - 12 tháng tuổi
Sự phát triển nhận thức của trẻ giai đoạn từ 3 tháng – 12 tháng tuổi

Sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non giai đoạn từ 1 – 2 tuổi

Sau khi được một tuổi, sự phát triển về thể chất, não bộ của trẻ dường như phát triển vượt bậc. Con trẻ ở độ tuổi này dành rất nhiều thời gian để quan sát hành động của người lớn, vì vậy điều quan trọng là ba mẹ và người chăm sóc phải nêu gương tốt về hành vi của mình.

Trong suốt giai đoạn này, bé bắt đầu chập chững biết đi và bé có sự “bùng nổ ngôn ngữ”. Việc biết đi sẽ làm thay đổi mọi thứ. Lúc này bé có thể đi tới bất kỳ chỗ nào bé muốn. Bé thích thú với khả năng tự lập mới của mình. Bé thích khám phá tất cả ngóc ngách. Bé cũng thích chạm và nếm thử mọi thứ.

  • Trẻ bắt đầu học nói và có thể phát âm các từ đơn giản. Các con cũng bắt đầu hiểu được ý nghĩa của các từ và câu đơn giản.
  • Trẻ bắt đầu sử dụng các ký hiệu đơn giản để giao tiếp, chẳng hạn như chỉ tay hoặc nhấc lên tay.
  • Về tư duy, trẻ bắt đầu phát triển khả năng tư duy trừu tượng hơn. Con có thể giải quyết các vấn đề đơn giản bằng cách sử dụng các hành động giả tưởng.
  • Trẻ có thể nhận biết các đối tượng và các khái niệm đơn giản, chẳng hạn như các màu sắc, các hình dạng và các loại động vật thân thuộc. 
  • Con trẻ đã bắt đầu phát triển khả năng giải quyết vấn đề, chẳng hạn như tìm cách lấy món đồ đang nằm ở trên cao.
  • Trẻ cũng nhận thức được bản thân của mình và có thể nhận biết được một số cảm xúc của mình.

Ngoài ra, trong giai đoạn này, ba mẹ cũng cần để ý đến các biểu hiện của trẻ, để xác định con có bị chậm phát triển hay không; từ đó chữa trị cho con kịp thời. Một số biểu hiện cho ba mẹ tham khảo như: 

  • Khả năng ngôn ngữ của trẻ bị kém, bé không nói hoặc chỉ nói một vài từ đơn giản.
  • Bé không thể kết nối với người khác bằng cách tương tác, chẳng hạn như cười, mỉm cười hoặc dùng cử chỉ đơn giản để giao tiếp.
  • Bé không thể giải quyết các vấn đề đơn giản hoặc không thể sử dụng tư duy trừu tượng.
  • Bé không nhận biết được các đối tượng, màu sắc hoặc hình dạng đơn giản.
  • Bé không thích chơi đùa và không có khả năng phát triển trí tưởng tượng.
  • Bé không thể tập trung trong thời gian dài hoặc không thể chú ý đến những việc quan trọng.
  • Bé không có sự phát triển thể chất đầy đủ, chẳng hạn như không thể bò, không thể đứng hoặc không thể đi.

Bởi vậy giai đoạn đầu của trẻ cực kì quan trọng, ba mẹ cần có kế hoạch giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ mầm non cụ thể, cần dành nhiều thời gian ở bên cạnh con, quan sát con để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường, xử lý kịp thời. Và con cũng cảm nhận được tình yêu thương của ba mẹ dành cho mình nhiều hơn từ đó giúp trẻ phát triển tích cực. 

Sự phát triển nhận thức của trẻ giai đoạn từ 1 - 2 tuổi
Sự phát triển nhận thức của trẻ giai đoạn từ 1 – 2 tuổi

Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo giai đoạn từ 2 – 3 tuổi

Khi trẻ lên 2 – 3 tuổi, sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non giai đoạn này ngày càng trở nên độc lập. Vì giờ đây các con có thể khám phá thế giới tốt hơn nên rất nhiều điều học được trong giai đoạn này là kết quả từ kinh nghiệm của chính trẻ. Trong giai đoạn này ba mẹ có thể thấy những thay đổi trong hành vi của bé khiến ba mẹ lo lắng. Nhưng thực ra đó là dấu hiệu của sự hiểu biết lớn dần về thế giới xung quanh, thông thường, những thay đổi này có dạng những nỗi sợ. Đột nhiên, bé sợ bóng tối. Hoặc bé có thể sợ các con thú, các âm thanh lạ, cái bóng…

  • Trẻ sẽ nói được nhiều từ hơn, cả các từ đơn và câu đơn giản. Các con có khả năng sử dụng các câu hỏi đơn giản, hiểu ý nghĩa của các từ ngữ mới và có thể sử dụng chúng trong một vài câu.
  • Trẻ bắt đầu hiểu các quy tắc xã hội đơn giản, ví dụ như khoanh tay khi chào hỏi, hoặc chia sẻ đồ vật khi được yêu cầu.Con cũng đã có khả năng nhận ra các cảm xúc của người khác, ví dụ như biết được khi nào người khác đang buồn hoặc vui.
  • Các con bắt đầu có khả năng tập trung và chú ý trong một khoảng thời gian dài hơn. Có thể tập trung vào một hoạt động trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút.
  • Con trẻ đã có thể sử dụng trí tưởng tượng để giải quyết các vấn đề đơn giản, ví dụ như sắp xếp các đồ vật theo kích thước hoặc màu sắc.
  • Ở tuổi này, trẻ đã có khả năng sáng tạo cao hơn. Có thể sử dụng trí tưởng tượng để tạo ra các cảnh tượng và câu chuyện đơn giản.
  • Ngoài ra trẻ cũng phát triển kỹ năng tương tác xã hội. Con có khả năng chơi đùa và tương tác với bạn bè cùng trang lứa.

Bên cạnh đó, ba mẹ hãy để ý đến các dấu hiệu nếu trẻ có biểu hiện chậm nhận thức. Từ đó có thể đưa con đi thăm khám kịp thời: 

  • Không thể tự đi bộ hoặc không đi được với thăng bằng
  • Không có khả năng nói hoặc nói ít, không đúng tuổi
  • Không hiểu và không tuân theo lời chỉ dẫn đơn giản
  • Không thể chơi đùa với trẻ em khác cùng lứa tuổi
  • Không có sự tiến bộ trong việc học mới hoặc thực hiện các kỹ năng mới
  • Không thể làm các việc đơn giản như cầm nắm vật dụng, đóng mở nắp chai, và tìm kiếm vật dụng bị rơi xuống sàn.
Sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non từ 2 - 3 tuổi nhấn mạnh ở sự độc lập
Sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non từ 2 – 3 tuổi nhấn mạnh ở sự độc lập

Nhận thức ở trẻ mầm non giai đoạn từ 3 – 4 tuổi

Sự phát triển nhận thức của trẻ 3-4 tuổi là rất quan trọng vì nó là bước đệm để trẻ tiếp tục phát triển các kỹ năng về ngôn ngữ, tư duy và kỹ năng xã hội. Trong giai đoạn này, trẻ cũng bắt đầu đặt câu hỏi về thế giới xung quanh. “Tại sao?” trở thành một câu hỏi rất phổ biến xung quanh độ tuổi này.

Ở tuổi này, trí não bé đã phát triển rất nhiều. Bây giờ bé đã hiểu rằng bé có khả năng học mọi thứ. Khi nhìn thấy thứ gì mới, bé luôn tò mò muốn biết tên gọi của nó là gì, nó được dùng làm gì, nó hoạt động như thế nào, tại sao nó lại di chuyển như vậy…Ở giai đoạn này, bé thường hỏi rất nhiều! Đôi khi ba mẹ, cô giáo cảm thấy mệt mỏi khi phải trả lời tất cả các câu hỏi của bé. Thậm chí có những câu hỏi mà chính ba mẹ và cô giáo cũng không biết phải trả lời bé thế nào.

Những biểu hiện của trẻ bị nhận thức chậm mà ba mẹ cần để ý tới con:

  • Không nhận thức được về quá khứ và hiện tại
  • Trẻ không thể tập trung quan sát và lắng nghe hướng dẫn
  • Trẻ không thể tự tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi
Sự phát triển nhận thức của trẻ giai đoạn từ 3 - 4 tuổi
Sự phát triển nhận thức của trẻ giai đoạn từ 3 – 4 tuổi

Đặc điểm nhận thức cảm tính của trẻ mầm non giai đoạn từ 4 – 5 tuổi

Khi gần đến tuổi đi học cấp một, trẻ ở độ tuổi này trở nên giỏi hơn trong việc sử dụng từ ngữ, sự phát triển nhận thức của trẻ em giai đoạn này giúp trẻ bắt chước hành động của người lớn và học làm được các hoạt động cơ bản đối với việc chuẩn bị đi học. Trẻ bắt đầu có khả năng suy nghĩ phức tạp hơn, giải quyết vấn đề và tập trung trong thời gian dài hơn. Điều này giúp con trẻ phát triển khả năng tư duy và chuẩn bị cho việc học tập phức tạp hơn ở những năm sau.

Bên cạnh đó trẻ cũng phát triển cả kỹ năng xã hội, bao gồm khả năng chia sẻ, làm việc, giải quyết xung đột và tự chăm sóc bản thân. Điều này giúp trẻ tự tin và thoải mái trong môi trường học tập, xã hội. 

Ngoài ra, đây là những biểu hiện cho thấy trẻ phát triển nhận thức chậm, ba mẹ cần sát sao để ý đến con từng hành động chi tiết nhất. Việc ba mẹ xác định và giải quyết các vấn đề sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển tối đa khả năng của mình và đạt được thành công trong tương lai.

  • Trẻ không thể tập trung trong thời gian dài và dễ bị phân tâm bởi những điều xung quanh.
  • Trẻ không thể xử lý thông tin nhanh chóng và hiệu quả, và cần nhiều thời gian hơn để hiểu và nhớ thông tin so với các bạn đồng trang lứa. 
  • Trẻ không thể sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng phức tạp hơn và có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp với người khác.
  • Trẻ có thể không thể suy nghĩ trừu tượng và không có khả năng suy luận logic.

Sự phát triển nhận thức của trẻ giai đoạn từ 4 - 5 tuổi

 

Tại sao cần giáo dục phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ?

Giáo dục nhận thức trẻ mầm non được thể hiện qua các hoạt động thể chất, giao tiếp xã hội, khả năng ngôn ngữ, kỹ năng ứng xử đời sống,… Phát triển nhận thức góp phần kích thích não bộ từ đó khai phá những khả năng tiềm ẩn bên trong mỗi đứa trẻ. 

Thông qua các phương pháp giáo dục nhận thức khoa học có thể xây dựng kỹ năng sống cho trẻ, giúp trẻ biết cách xử lý tình huốngdạy trẻ kỹ năng giao tiếp ứng xử,… Ngoài ra, phát triển nhận thức còn đóng vai trò quan trọng khi trang bị nền tảng cho sự hình thành tri thức và nhân cách sau này của trẻ nhỏ. 

Môi trường sống ảnh hưởng tới sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non.
Môi trường sống ảnh hưởng tới sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non.

Điểm danh những hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mầm non

Sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non thường bắt đầu ở giai đoạn đầu đời chủ yếu được hình thành thông qua các trải nghiệm thực tế và các kỹ năng đơn giản như cử động, ghi nhớ, suy nghĩ, khả năng nghe, nhìn, cảm xúc, vị giác,…

Để trẻ nhỏ hình thành và xây dựng được nhận thức đúng đắn, vai trò giáo dục và hướng đến đến từ các bậc phụ huynh, thầy cô giáo,… là vô cùng quan trọng. Việc cung cấp môi trường học tập lành mạnh và chơi đùa an toàn, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, giúp trẻ hình thành các kỹ năng xã hội cũng rất quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ.

Dạy con đặt câu hỏi “Tại sao” và những câu hỏi mở

Đưa ra những gợi ý cho trẻ bằng các câu hỏi mang tính gợi mở sẽ góp phần khơi dậy trí tò mò ở trẻ và là cách tốt nhất để phát triển nhận thức của trẻ em nhanh chóng. Khi nhận được câu hỏi “tại sao…”, trẻ bắt đầu quá trình suy nghĩ, tưởng tưởng để xác định nguyên nhân và tìm cách giải quyết vấn đề.

Khuyến khích trẻ tư duy bằng cách đặt câu hỏi.
Khuyến khích trẻ tư duy bằng cách đặt câu hỏi.

Xây dựng nhận thức về không gian

Xây dựng nhận thức về không gian là một phần quan trọng của giáo dục mầm non. Trẻ ưu thích khám phá các khía cạnh không gian ví dụ như việc trẻ cất đồ chơi vào thùng sau đó đổ chúng ra ngoài và ngược lại. Việc thay đổi không gian cho các đồ vật giúp rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ và quan sát kỹ lưỡng.

Phát triển nhận thức cho trẻ em qua kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong cuộc sống hằng ngày, ngoài thời gian con ở nhà và tới trường, trẻ còn có cơ hội được giao lưu và tiếp xúc với những người thân, hàng xóm, nhân viên bán hàng, bác bảo vệ,… Đối mặt với những tình huống bất ngờ đòi hỏi trẻ phải trang bị kỹ năng giải quyết vấn đềVí dụ khi người lạ hỏi đường hoặc cho trẻ bánh kẹo, trẻ sẽ có suy nghĩ rằng mình có nên nhận không và điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Trẻ có nên nhận bánh kẹo từ người lạ?
Trẻ có nên nhận bánh kẹo từ người lạ?

Bắt chước!

Bắt chước có thể phát triển nhận thức cho trẻ mầm non? Đúng vậy! Hành vi bắt chước, lặp lại các hành động của mọi người xung quanh cho thấy trẻ rất có khả năng ghi nhớ và học hỏi cao. Tuy nhiên, để phân biệt đâu là hành động và không nên làm theo, trẻ cũng cần thời gian để nhận thức và chắt lọc. Rất dễ để bắt gặp hành động các bạn nhỏ thường bắt chước ba mẹ mình như: hát ru bé, cho bé ăn, gấp quần áo, dọn đồ chơi,…

Làm quen sớm với con số và chữ cái cũng như ý nghĩa của chúng

Giai đoạn mầm non là thời điểm thích hợp để trẻ làm quen với con số và chữ cái. Khái niệm, mối liên hệ hay thứ tự của các con số sẽ rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy của trẻ. Ba mẹ có thể để con làm quen với những tri thức này qua các bài hát như Đếm saoBài hát bảng chữ cáiFive Little Monkeys Jumping on the Bed,…

Học bảng chữ cái là một hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ em
Học bảng chữ cái là một hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ em

Khả năng phân loại

Khả năng phân loại nhận diện và ghi nhớ tên gọi các loại trái cây, các loài động vật, phương tiện giao thông,… cũng là hoạt động nổi bật được trẻ mầm non yêu thích. 

Cha mẹ cùng bé khám phá đặc điểm riêng biệt của các loại trái cây.
Cha mẹ cùng bé khám phá đặc điểm riêng biệt của các loại trái cây.

Nhận diện màu sắc và hình dạng

Dạy trẻ nhận biết màu sắc màu sắc và hình dạng là hai yếu tố quan trọng giúp trẻ dễ dàng nhận thức được các đặc điểm riêng của đồ vật. Ví dụ với các loại trái cây, cùng có hình dạng tròn nhưng quả xanh có màu xanh lá đặc trưng trong khi đó quả quýt lại có màu cam.

Phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ qua các hoạt động xã hội, ngoại khoá

Hoạt động thay đổi sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non rõ rệt nhất phải kể tới thành công của các hoạt động xã hội, ngoại khóa, dã ngoại,… Việc thay đổi thế giới quan, gặp gỡ và vui chơi cùng rất nhiều những người bạn mới sẽ giúp bé hình thành nhiều kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử hiệu quả hơn. 

Lợi ích tuyệt vời mà hoạt động ngoại khóa mang lại cho trẻ mầm non.
Lợi ích tuyệt vời mà hoạt động ngoại khóa mang lại cho trẻ mầm non.

Những phương pháp phát triển nhận thức cho trẻ em – Kinh nghiệm từ phụ huynh thông thái

Vậy có những phương pháp giáo dục hiệu quả nào tốt cho hoạt động nhận thức của trẻ. Cùng tìm hiểu ngay!

Qua phim ảnh, truyện kể

Các bạn nhỏ rất yêu thích hoạt động xem hoạt hình, nghe kể chuyện,… Vậy nên, ba mẹ có thể sử dụng phương pháp đọc sách, đặt câu hỏi khi xem phim nhằm kích thích suy nghĩ, trí tưởng tượng trong bé. Bởi các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc thường xuyên giao tiếp với trẻ nhỏ sẽ giúp tăng cường trí não và giúp trẻ học ngôn ngữ nhanh hơn.

Mẹ cùng bé yêu đọc sách.
Mẹ cùng bé yêu đọc sách.

Qua các bài hát 

Cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc thông qua các bài hát cũng được xem là phương pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ một cách tự nhiên. Các giai điệu bắt tai, câu từ dễ nhớ dễ thuộc dễ làm các bé trở nên hào hứng. Âm nhạc cũng giúp trẻ phát triển các kỹ năng lành mạnh vì nó xoa dịu và tạo ra một môi trường tích cực.

Bên cạnh các bài hát, việc tiếp xúc với các loại nhạc cụ như piano, đàn guitar, sáo, trống,… sẽ giúp trẻ mở rộng khả năng thường thức, cảm thụ âm nhạc từ đó làm phong phú vốn từ của bản thân.

Các hoạt động chung trong gia đình góp phần rất lớn để phát triển nhận thức cho trẻ mầm non
Các hoạt động chung trong gia đình góp phần rất lớn để phát triển nhận thức cho trẻ mầm non

Qua các trò chơi

Các trò chơi vui nhộn là phương pháp hứa hẹn mang đến sự phát triển nhận thức cho trẻ mầm non một cách toàn diện khi con được sử dụng tới 5 giác quan gồm: thị giác, xúc giác, thính giác, khứu giác và vị giác. 

Các trò chơi phát triển tư duy cho trẻ mầm non được đưa vào dạy trẻ thường có hình trụ có núm, tháp hồng, cầu thang nâu, tủ hình học,… nhằm mang đến khả năng quan sát và tăng nhận thức cho trẻ trong việc so sánh độ dài ngắn, to nhỏ, dày mỏng hay màu sắc, tính chất của đồ vật. Đồng thời qua đó hình thành tư duy toán học với các kỹ năng phân loại, sắp xếp trật tự hình khối cùng kích thước, màu sắc.

Các hình khối nhiều màu sắc giúp kích thích sự phát triển của não bộ, tăng khả năng nhận thức ở trẻ mầm non.
Các hình khối nhiều màu sắc giúp kích thích sự phát triển của não bộ, tăng khả năng nhận thức ở trẻ mầm non.

Phát triển nhận thức cho trẻ mầm non qua các hoạt động thường ngày

Lồng ghép phương pháp giáo dục nhận thức vào trong các hoạt động đời sống hàng ngày là cách tự nhiên nhất để hình thành các kỹ năng cho trẻ. Ba mẹ nên để bé có cơ hội làm quen và phụ giúp các công việc trong nhà như: rửa bát, gấp quần áo, quét nhà,… thay vì quá bao bọc khiến trẻ vô tình mất đi sự tự lập.

Để trẻ được tiếp xúc với các công việc trong gia đình từ sớm.
Để trẻ được tiếp xúc với các công việc trong gia đình từ sớm.

Mong rằng bài viết trên đây có thể giúp ba mẹ hiểu rõ hơn sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non và nhận biết được con mình có đang phát triển bình thường hay không cũng như một số phương pháp phát triển nhận thức cho trẻ em hiệu quả. Tuy nhiên, điều quan trọng là ba mẹ phải nhớ rằng tất cả trẻ em đều phát triển theo tốc độ của riêng chúng, có thể xuất hiện sớm hơn và những cột mốc khác có thể xuất hiện muộn hơn. 


Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 5/5 trong 8 đánh giá
Chia sẻ: