Thông tin ba công khai

Trang chủ Giới thiệu Thông tin ba công khai

7 bước dạy bé tự tin giới thiệu bản thân “CHUẨN MỰC”

18/09/2023
400
Việc dạy bé tự tin giới thiệu bản thân có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển tâm lý xã hội của trẻ. Đây là một kỹ năng cơ bản trong việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non. Vậy ba mẹ nên dạy bé tự tin giới thiệu bản thân như thế nào cho đơn giản, hiệu quả? Cùng tham khảo các bước hiệu quả ở bài viết dưới đây ba mẹ nhé!

7 bước dạy bé tự tin giới thiệu bản thân “CHUẨN MỰC”

Tự giới thiệu là một trong những phần quan trọng ba mẹ nên lưu ý khi dạy trẻ giới thiệu bản thân

 

Các bước hướng dẫn bé tự tin giới thiệu bản thân

Bước 1 – Đứng

Khi con trẻ đứng thẳng và tự tin khi giới thiệu bản thân sẽ tạo ấn tượng tốt với người khác và giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn. Ba mẹ hãy chỉ cho con cách đứng thẳng, đôi chân hơi rộng hơn vai và tay để tự nhiên. Kèm theo đó là một nụ cười ở trên môi để xua tan căng thẳng và người đối diện sẽ thấy thiện cảm, gần gũi hơn.

Hướng dẫn trẻ tư thế đứng khi giới thiệu bản thân để được thoải mái nhất 
Hướng dẫn trẻ tư thế đứng khi giới thiệu bản thân để được thoải mái nhất

Bước 2 – Giao tiếp bằng mắt

Dạy trẻ giao tiếp bằng mắt sẽ tạo được sự liên kết với người khác và bản thân cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp giới thiệu bản thân. Ba mẹ hãy hướng dẫn con nhìn thẳng vào mắt người khác khi giới thiệu bản thân hoặc giao tiếp. Điều này sẽ giúp đối phương và bản thân mình cảm thấy được lắng nghe và được chia sẻ, họ sẽ chú tâm nghe bé giới thiệu hơn. 

Giao tiếp bằng mắt giúp trẻ tạo được sự liên kết với người khác và cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp giới thiệu bản thân
Giao tiếp bằng mắt giúp trẻ tạo được sự liên kết với người khác và cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp giới thiệu bản thân

Bước 3 – Biểu cảm thân thiện

Biểu cảm thân thiện giúp trẻ thu hút sự quan tâm từ người khác và cảm thấy dễ chịu khi giới thiệu bản thân. Ba mẹ hướng dẫn con thể hiện thái độ tích cực, biểu cảm thân thiện khi giới thiệu bản thân. Hãy chỉ cho con cách cười nhẹ, mỉm cười hoặc cử chỉ tay để chào hỏi. 

Biểu cảm thân thiện giúp trẻ thu hút sự quan tâm từ người khác và cảm thấy dễ chịu khi giới thiệu bản thân
Biểu cảm thân thiện giúp trẻ thu hút sự quan tâm từ người khác và cảm thấy dễ chịu khi giới thiệu bản thân

Bước 4 – Tự giới thiệu

Đây là một trong những phần quan trọng ba mẹ nên lưu ý khi dạy trẻ giới thiệu bản thân. Ba mẹ có thể hướng dẫn cho con cách tự giới thiệu tự tin và rõ ràng với một thái độ tôn trọng. Hãy giúp con luyện tập viết và nói giới thiệu về bản thân, bao gồm tên, tuổi, sở thích và những kỹ năng đặc biệt của mình. Ngoài ra cần dạy thêm cho trẻ chú ý đối phương là ai để lựa chọn đại từ nhân xưng, kính ngữ nếu cần. 

Ví dụ: Con chào cô chú, con tên là Thảo Anh, bố mẹ hay gọi con là Bông. Năm nay con 7 tuổi ạ. Con thích phụ giúp bố mẹ làm việc nhà và con múa rất đẹp. 

Tự giới thiệu là một trong những phần quan trọng ba mẹ nên lưu ý khi dạy trẻ giới thiệu bản thân
Tự giới thiệu là một trong những phần quan trọng ba mẹ nên lưu ý khi dạy trẻ giới thiệu bản thân

Bước 5 – Hỏi thăm

Hỏi thăm người khác về thông tin của mọi người sẽ giúp trẻ tạo sự tương tác và trao đổi thông tin một cách tự nhiên. Ba mẹ dạy con ghi nhớ thông tin của đối phương để cbi bước 6, tuy nhiên bước 5 và 6 thường có thể thay đổi vị trí cho nhau tùy thuộc vào đối tượng và mục đích giới thiệu bản thân của con. 

Ba mẹ hướng dẫn trẻ nên chủ động hỏi thông tin của đối phương trước khi tự giới thiệu, câu hỏi có thể là bạn có khỏe không, tên của bạn là gì, mình cũng muốn biết thêm về bạn,… Ngoài ra ba mẹ có thể dạy con hỏi đáp những thông tin sâu hơn về tuổi, sở thích, tên trường… với người giao tiếp, tùy hoàn cảnh đối tượng đó là ai.

Hỏi thăm người khác về thông tin của mọi người sẽ giúp trẻ tạo sự tương tác và trao đổi thông tin một cách tự nhiên 
Hỏi thăm người khác về thông tin của mọi người sẽ giúp trẻ tạo sự tương tác và trao đổi thông tin một cách tự nhiên

Bước 6 – Lắng nghe và phản hồi

Lắng nghe và phản hồi thông tin của người khác giúp trẻ tạo sự chân thành và tôn trọng người đối diện. Ba mẹ dạy cho con cách lắng nghe và phản hồi thông tin của người khác. Bởi vì, không còn là cuộc hội thoại nếu như nó diễn ra theo một chiều, chỉ thấy người giới thiệu mà không có người đáp lại. Ba mẹ hướng dẫn sau khi con đã giới thiệu tên, tuổi của bản thân, thì con cần chờ đợi phản hồi từ người đối diện để tiếp tục giao tiếp nhé. 

Điều quan trọng là người khác sẽ thích nếu được nhớ và nhắc tên của mình, ba mẹ hướng dẫn con nên xưng hô gọi tên của đối phương nhiều hơn. Một vài chủ đề để hỏi đơn giản chuẩn bị trước cho trẻ như: bạn thích chơi trò chơi gì nhất?, Sở thích của bạn là gì vậy?, Món ăn mà bạn yêu thích là gì?,…

Lắng nghe và phản hồi thông tin của người khác giúp trẻ tạo sự chân thành và tôn trọng người đối diện
Lắng nghe và phản hồi thông tin của người khác giúp trẻ tạo sự chân thành và tôn trọng người đối diện

Bước 7 – Kết thúc

Ba mẹ hãy hướng dẫn trẻ kết thúc cuộc trò chuyện một cách lịch sự và tự tin. Trẻ có thể gửi lời chào kết thúc như: Chào bạn! Hẹn gặp lần tới nhé; Tạm biệt cậu; Cháu chào bác, cháu xin phép về ạ… điều này giúp trẻ thể hiện sự tôn trọng với người đang giao tiếp. Cơ bản thì chỉ cần chào lễ phép, nhưng con trai có thể hướng dẫn bé bắt tay lịch sự.

Bên cạnh đó, ba mẹ đừng quên nhắc nhở và tập cho con thói quen chào tạm biệt mọi người khi về nhà, chào thầy cô khi rời khỏi trường học, chào ông bà, bạn bè nhé!

Hãy hướng dẫn trẻ kết thúc cuộc trò chuyện một cách lịch sự và tự tin
Hãy hướng dẫn trẻ kết thúc cuộc trò chuyện một cách lịch sự và tự tin

Trẻ nên biết cách giới thiệu bản thân khi mấy tuổi?

Trẻ nên được học cách giao tiếp từ khi bắt đầu biết nói và nên biết cách giới thiệu bản thân trước khi vào mẫu giáo. Việc biết cách giới thiệu bản thân sẽ giúp trẻ tự tin hơn khi giao tiếp và xây dựng mối quan hệ với những người mới.

Trẻ nên được hướng dẫn cách giới thiệu bản thân khi bắt đầu biết nói
Trẻ nên được hướng dẫn cách giới thiệu bản thân khi bắt đầu biết nói

Làm thế nào để trẻ giới thiệu bản thân tự tin hơn?

Chú ý ngoại hình

Việc giữ cho ngoại hình của trẻ luôn sạch sẽ và gọn gàng sẽ giúp trẻ tự tin trong giao tiếp. Ngoài việc giúp trẻ tự tin hơn cũng giúp trẻ giữ gìn sức khỏe và giữ vệ sinh cá nhân.

Tuy nhiên, ba mẹ cần nhớ rằng giữ cho ngoại hình của trẻ sạch sẽ là việc làm hàng ngày, không chỉ đơn thuần là để giúp trẻ tự tin khi giới thiệu bản thân. Ngoài ra, ba mẹ cần khuyến khích con trẻ giữ cho cơ thể và quần áo của mình luôn sạch sẽ và gọn gàng, đồng thời giải thích cho trẻ hiểu rằng điều này là cần thiết để giữ gìn sức khỏe và sự tự tin của mình trong cuộc sống hàng ngày.

Việc giữ cho ngoại hình của trẻ luôn sạch sẽ và gọn gàng sẽ giúp trẻ tự tin hơn khi giới thiệu bản thân
Việc giữ cho ngoại hình của trẻ luôn sạch sẽ và gọn gàng sẽ giúp trẻ tự tin hơn khi giới thiệu bản thân

Khen thưởng khi con làm tốt

Khen thưởng là một phương pháp tích cực để khích lệ và động viên trẻ khi trẻ làm tốt, hoàn thành bài giới thiệu bản thân tốt. Khi ba mẹ khen ngợi và động viên trẻ sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn về bản thân và khuyến khích con tiếp tục phát triển, làm tốt hơn trong những lần sau. 

Khi khen thưởng con trẻ, ba mẹ hãy chú ý đến những thành tựu cụ thể mà trẻ đã đạt được. Nói với trẻ những từ động viên và khích lệ con, ví dụ như “Chúc mừng con đã biết cách giới thiệu bản thân, ba mẹ rất tự hào về con!”.

Ba mẹ hãy khen ngợi, khuyến khích trẻ khi con tự giác nói cảm ơn - xin lỗi 
Khen thưởng là một phương pháp tích cực để khích lệ và động viên trẻ khi trẻ làm tốt

Tự giới thiệu mình với bố mẹ, đứng trước gương hoặc các món đồ chơi

Để giúp trẻ tự tin hơn cho việc giới thiệu bản thân, ba mẹ có thể cho trẻ luyện tập tự giới thiệu mình với bố mẹ, đứng trước gương hoặc các món đồ chơi. Hướng dẫn trẻ giới thiệu bản thân bằng cách nói tên mình và một số thông tin cơ bản như tuổi, sở thích, tên trường học và các thành tựu của trẻ. Khi trẻ giới thiệu bản thân, ba mẹ hãy lắng nghe và động viên trẻ bằng cách nói những lời động viên tích cực.

Cho trẻ tự giới thiệu mình với bố mẹ, đứng trước gương hoặc các món đồ chơi
Cho trẻ tự giới thiệu mình với bố mẹ, đứng trước gương hoặc các món đồ chơi

Tự giới thiệu bản thân là kỹ năng cơ bản và quan trọng ĐẦU TIÊN trong giao tiếp. Hy vọng với 7 bước hiệu quả trên sẽ giúp bé tự tin giới thiệu bản thân hơn với mọi người xung quanh và giúp ba mẹ rèn luyện kỹ năng giao tiếp, giúp trẻ dần hoàn thiện trong quá trình trưởng thành.

Ban truyền thông
Sưu tầm

Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 5/5 trong 11 đánh giá
Chia sẻ: