Nghịch ngợm và bày bừa

 

Đặc điểm của trẻ từ 3 tuổi là vốn rất dư thừa năng lượng, con thích đi khắp nơi và táy máy mọi vật dụng trong nhà. Thói quen của trẻ 3 tuổi này thật ra đang cho thấy bé cưng nhà bạn rất thông minh và yêu khám phá, muốn trải nghiệm mọi thứ mới lạ đấy.

 

Để định hướng đúng cho thói quen này, ba mẹ không nên quát mắng hay ngăn cấm, tuy nhiên cũng không thể cổ vũ cho việc nghịch ngợm của trẻ, thay vào đó:

 

1. Tạo ra các trò chơi để con tìm tòi: Chuẩn bị một chiếc hộp, 5-6 quả bóng đủ màu và rủ bé thi xem ai là người ném bóng chính xác nhất. Trò chơi thú vị này sẽ giúp trẻ hạn chế ném những đồ vật khác trong nhà. 

 

2. Khuyến khích con vui chơi ngoài trời vì đây là cách giáo dục toàn diện, cả về thể chất lẫn trí tuệ.

 

3. Cổ vũ con tham gia các trò chơi có tính thử thách, giúp phát triển trí não như: Đồ chơi nhận dạng hình khối, nặn đất sét, lắp ghép LEGO DUPLO,...

 

4. Ba mẹ nên khuyến khích con dọn dẹp cùng mình, chỉ cho con chỗ nên bỏ đồ chơi vào: giỏ đựng, hộp đồ chơi…

Ba mẹ nên rèn luyện thói quen tốt cho trẻ từ khi còn nhỏ

 

Thói quen của trẻ 3 tuổi: luôn nói 'Con không thích, không muốn'

 

“Khủng hoảng tuổi lên 3” hẳn là cụm từ khiến nhiều phụ huynh lo lắng, bởi đây là giai đoạn trẻ trở nên ngang bướng, thích làm theo ý mình và không chịu nghe lời ba mẹ. Thực ra, đây chỉ là dấu hiệu cho thấy con đang dần trở nên độc lập về suy nghĩ, có cá tính của riêng mình. Đôi lúc sự phản bác của con chỉ là vì muốn khẳng định vị trí của bản thân đối với ba mẹ mà thôi.

 

Cách để giải quyết vấn đề này chính là bạn cần kiên nhẫn thuyết phục trẻ, nếu con vẫn không nghe thì ba mẹ có thể cho con thấy kết quả khi không chịu nghe lời là gì. Ví dụ bé không chịu đi giày, mẹ có thể nhặt sỏi cho con giẫm lên để trẻ hiểu không mang giày thì chân sẽ bị đau. 

 

Thêm vào đó, khi trẻ có những suy nghĩ riêng, ba mẹ cũng nên cho con tự quyết định xem đâu là việc nên làm. Nếu suy nghĩ của con chưa đúng, bạn cần giảng giải cho con hiểu và cổ vũ khi cách làm của con là chính xác. Dần dần, bạn có thể hình thành thói quen của trẻ 3 tuổi về khả năng tự lập.

Uốn nắn ngay từ ban đầu bằng việc giải thích cho con hiểu

 

10 vạn câu hỏi “vì sao?”

 

Các câu hỏi của trẻ em dường như không bao giờ kết thúc, thói quen của trẻ 3 tuổi này bắt nguồn từ việc trẻ muốn tìm hiểu về mọi thứ. Những lúc này, phụ huynh cần hợp tác với con, kiên nhẫn giải thích để con tiếp tục suy nghĩ về vấn đề ấy. Tư duy của trẻ sẽ trở nên nhanh nhạy và phát triển dần theo từng câu hỏi đấy. Riêng đối với các câu hỏi như: “Vì sao lại có cầu vồng?”, “Tại sao công chúa lại cưới hoàng tử?”... thì ba mẹ chỉ cần lắng nghe và khuyến khích trẻ nói lên suy nghĩ của chính mình.

Lắng nghe và giải thích cũng là cách rèn thói quen hiệu quả

 

Các thói quen của trẻ 3 tuổi không phải lúc nào cũng chỉ có mặt xấu hay mặt tốt. Quan trọng là cách định hướng và phương pháp giáo dục sao cho phù hợp của phụ huynh. Khoảng thời gian nuôi dạy con trẻ khôn lớn thật chẳng dễ dàng, bố mẹ hãy đồng hành cùng con trong hành trình phát triển kỹ năng, giúp con trở thành người ưu tú hơn nhé.