Trò chơi đóng kịch

Trò chơi đóng kịch giúp ích rất nhiều trong việc phát triển toàn diện kỹ năng sống cho trẻ, đặc biệt là ở khía cạnh xử lý tình huống. Bạn có thể cho con chơi trò này theo cách mô phỏng các trường hợp mà trẻ sẽ gặp ngoài đời thật. Ví như khi trẻ đi học cùng bạn bè, đi chợ giúp mẹ, hoặc đi lạc… Sau đó cho con tự xử lý các vấn đề phát sinh. Trẻ sẽ bằng cách xử lý các thông tin về tình huống lúc ấy và tìm ra giải pháp tối ưu. Khi tham gia vào một vở kịch không có kịch bản cụ thể, bé sẽ có thể tự suy nghĩ và phát triển khả năng giải quyết vấn đề.

 

 

Có thể sắp xếp các tình huống bất ngờ trong vở kịch con đi học

Khi vở kịch kết thúc, ba mẹ có thể giải thích cho trẻ con đã làm đúng hay sai ở điểm nào, qua đó hoàn thiện kỹ năng giải quyết vấn đề cho con. Dạy trẻ kỹ năng sống thông qua trò chơi, bé sẽ tự mình đưa ra các quyết định mà con nghĩ là tốt nhất có thể. Việc này sẽ giúp con tiếp thu kỹ năng giải quyết vấn đề một cách tự nhiên nhất có thể.

 

Trò chơi giải đố giúp trẻ phát triển khả năng giải quyết vấn đề

Giải đố là một cách rất tốt để giúp trẻ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề. Khi giải quyết các câu đố hoặc vấn đề, trẻ em sẽ phải sử dụng tư duy logic, sáng tạo và phân tích để tìm ra giải pháp. Để trẻ không bị chán, đồng thời rèn tính kiên nhẫn cho con trong quá trình suy nghĩ, ba mẹ nên tăng dần độ khó của các câu đố.

Lúc con mới bắt đầu chơi giải đố, bạn hãy lựa chọn những câu đố về những sự vật quen thuộc xung quanh trẻ như con vật, màu sắc, các phương tiện giao thông… Rồi dần nâng cấp độ khó bằng những câu đố cần tư duy và tính toán. Ví dụ như: “2 con vịt đi trước 2 con vịt, 2 con vịt đi sau 2 con vịt, 2 con vịt đi giữa 2 con vịt. Hỏi có tổng cộng bao nhiêu con vịt?” Tăng dần độ khó cũng giúp trui rèn tư duy và khả năng suy luận của trẻ, góp phần phát triển khả năng giải quyết vấn đề và trở thành người tự tin, độc lập và thông minh trong tương lai.

 

Phân loại và sắp xếp đồ đạc 

Mỗi loại đồ đều có một chỗ bảo quản khác biệt, trò chơi phân loại đồ đạc này sẽ thử thách trí nhớ và kỹ năng giải quyết vấn đề của con. Một quả chuối có thể cất vào tủ giày được không? Hay tại sao ta lại không thể cất giày vào tủ lạnh? Con sẽ phải suy nghĩ để tìm chỗ phù hợp và cất từng món đồ, từ đó phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề.

Ngoài ra, phân loại đồ đạc còn giúp trẻ em phát triển khả năng quan sát, nhận biết các đặc điểm và sự khác biệt giữa các loại đồ vật. Ba mẹ cũng nên tham gia vào quá trình này cùng con, để đưa ra gợi ý và những câu hỏi, để con cảm nhận được sự đồng hành và quan tâm của ba mẹ và không bỏ cuộc khi gặp trở ngại.

 

Cùng chỉ cho con cách phân loại và sắp xếp đồ đạc thật hợp lý

 

Ghép con vật với âm thanh

Hoạt động ghép con vật với âm thanh sẽ hỗ trợ trẻ phát triển khả năng quan sát, phân tích, so sánh và phân loại. Ban đầu, bạn nên lựa chọn các con vật quen thuộc mà bé có khả năng tiếp xúc thường xuyên như chó, mèo, gà… sau đó có thể đưa con đến các sở thú hay trang trại để giới thiệu cho trẻ các loài động vật mới.

Khi chơi trò ghép con vật với âm thanh, trẻ em sẽ phải quan sát các hình ảnh con vật và nghe âm thanh tương ứng. Tiếp đến, các bé phải ghép các hình ảnh và âm thanh tương ứng với nhau. Hoạt động này không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề khi ghép con vật với tiếng kêu riêng biệt, còn giúp trẻ yêu động vật và thêm phần thích thú với các âm thanh xung quanh.

 

Trò chơi xây dựng cũng góp phần gia tăng kỹ năng giải quyết vấn đề ở trẻ

Xây dựng pháo đài, các con vật hoặc cây cối bằng vật liệu như LEGO, gối hoặc chăn là trò chơi vô cùng thú vị. Chơi trò chơi xây dựng ngay tại nhà còn giúp con phát triển tư duy về không gian, các loại hình học. Song song đó là rèn luyện các đức tính tốt đẹp như kiên nhẫn, học được cách nói cảm ơn khi ba mẹ giúp đỡ mình.

 

Các loại đồ chơi lắp ráp cũng hỗ trợ trẻ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong quá trình xây dựng và lắp ráp, trẻ có thể gặp phải những khó khăn như các vật dùng để xếp chồng bị ngã, lắp ghép các chi tiết không khớp nhau nên thành phẩm bị lộn xộn… Dù cho vấn đề ấy nhỏ hay lớn, thì việc con tự mình suy nghĩ ra cách khắc phục sẽ góp phần tăng kỹ năng giải quyết vấn đề. 

Việc sử dụng kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp các bé tự tin hơn khi đối mặt với những thách thức khó khăn trong cuộc sống sau này.  Việc rèn luyện sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn khi ba mẹ áp dụng các trò chơi vào việc dạy dõ.